TRƯỜNG TH" ĐÔNG SƠN TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ BÀN TAY NẶN BỘT
Tiết dạy chuyên đề BÀN TAY NẶN BỘT môn khoa học lớp 4, bài ”Không khí có những tính chất gì?” do cô giáo Chu Thị Kim Dung cùng với tập thể học sinh lớp 4 E trường Tiểu học Đông Sơn thực hiện ngày 17 tháng 12 năm 2018.
CHUYÊN ĐỀ BÀN TAY NẶN BỘT
- Bàn tay nặn bột (BTNB) là một chiến lược về giáo dục khoa học được Giáo sư Ceorger Charpak (người Pháp) sáng tạo ra và phát triển từ năm 1995 dựa trên cơ sở khoa học của sự tìm tòi – nghiên cứu cho phép đáp ứng những yêu cầu dạy học mới. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” đã được vận dụng, phát triển và có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở Pháp mà còn ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thể giới.
- Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra,....
- Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
- Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
- Tuy nhiên phương pháp BTNB này đòi hỏi GV phải có tầm hiểu biết rộng có sự chuẩn bị công phu cho mỗi giờ học từ dụng cụ thí nghiệm trang thiết bị học tập đến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình HS làm thí nghiệm .
- Nhận thức được tính ưu việt của dạy học bằng phương pháp BTNB với việc vun đắp tình yêu khoa học cho học sinh và để thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Phòng giáo dục đào tạo Đông Hưng, Ban giám hiệu trường Tiểu học Đông Sơn, tổ 4+ 5 trong nhiều năm qua đã đưa phương pháp BTNB vào giảng dạy trong các tiết khoa học.
- Theo đánh giá của giáo viên nhờ phương pháp BTNB mà HS trường tiểu học Đông Sơn hứng thú học tập hơn vì bản thân các em tự tìm tòi để đúc rút được kiến thức, Tinh thần hoạt động nhóm của hs cũng được phát huy tối đa. Học sinh mạnh dạn tự đưa ra ý kiến của mình, chủ động ghi lại những suy nghĩ, phán đoán, các giải thích đề xuất ... đã góp phần giúp HS rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ nói viết, vẽ, kĩ năng thuyết trình trước đám đông, khả năng lập luận để bảo vệ quan điểm của mình, khả năng hợp tác.
- Đến nay phương pháp BTNB không còn xa lạ, bỡ ngỡ và khó khăn đối với học sinh và giáo viên trường Tiểu học Đông Sơn nữa. Các thầy cô và các em đều hứng thú và say mê nghiên cứu khoa học với phương pháp BTNB này. Các em được trải nghiêm nhiều hơn chính vì vậy tiết học sôi nổi, các em nắm chắc kiến thức và nhớ bài sâu hơn.
- Dưới đây là một số hình ảnh minh họa của tiết dạy chuyên đề BTNB môn khoa học lớp 4, bài ”Không khí có những tính chất gì?” do cô giáo Chu Thị Kim Dung cùng với tập thể học sinh lớp 4 E trường Tiểu học Đông Sơn thực hiện ngày 17 tháng 12 năm 2018.
.jpg)